Giúp bé học bảng cửu chương

Thứ Tư, 1 tháng 1, 2014
Tuyển sinh 24g, 01-01-2014 — Bắt đầu lên lớp 2, các con phải làm quen với bảng cửu chương, không thuộc cửu chương thì không thể làm phép tính nhân, chia. Nhưng làm thế nào để các con dễ học, chủ động và dễ tiếp thu bảng cửu chương nhất thì không phải vị phụ huynh nào cũng biết cách hướng dẫn con hiệu quả.

Tuyển sinh 24g xin được chia sẻ một vài dòng chia sẻ kinh nghiệm của một thày giáo về phương pháp giúp con học thuộc, nhớ lâu bảng cửu chương, một phần bắt buộc của môn Toán.
Thực tế hàng ngày, việc học bảng cửu chương của các em là một việc tốn rất nhiều thời gian và khó khăn. Có những học sinh bộc bạch rằng: “Sau một thời gian dài để học,em đã học thuộc đến bảng nhân 7 rồi.Nhưng bảng nhân 8 và bảng nhân 9 em đã cốgắng học mà vẫn chưa thuộc,chưa nhớ được”.
Nếu có hỏi bất chợt một vài phép nhân trong những bảng mà học sinh đã thuộc (ví dụ: 7×8, 4×9, 5×7,…), là các em lại lẩm nhẩm từ đầu bảng: 7×1 = 7, 7×2 = 14,… 7×8 = 56, mất rất nhiều thời gian.
Thấy vậy,tôi bảo rằng,nếu em đã thuộc đến bảng 7 rồi, về nhà em ôn lại cho chắc, còn bảng 8 em học thuộc cho thầy 3 dòng cuối (8×8, 8×9, 8×10), và bảng 9, em học thuộc cho thầy 2 dòng cuối cùng: 9×9, 9×10. Ngày mai đến trường, thầy hướng dẫn, tự em sẽ học thuộc được cả bảng cửu chương. Học sinh đó hồ hởi hứa rằng có mấy dòng cuối đó thôi, sáng mai sẽ thuộc.
Sáng hôm sau các em đèu háo hức khoe rằng em đã thuộc các dòng mà thầy bảo học, liền đọc thuộc các dòng đó rất rõ ràng. Tôi liền bảo như vậy là các em đã học thuộc hết bảng cửu chương rồi đấy, có điều là các em chưa hiểu và nhận ra bản chất thôi:
Ta xét từ bảng nhân 8:
8×1 = 1×8 = 8
8×2 =  2×8 = 16
8×3 = 3×8 = 24
8×4 = 4×8 = 32
8×5 =  5×8 = 40
8×6 = 6×8 = 48
8×7 = 7×8 = 56
8×8 = 64 (Học mới)
8×9 = 72 (Học mới)
8×10 = 80 (Học mới)
Tôi gợi ý các em nên ôn và nhớ lại tính chất giao hoán của phép nhân số tự nhiên: a×b = b×a.
VD: Em chưa thuộc 8×4 bằng bao nhiêu, vậy ở bảng 4, em cho biết 4×8 bằng bao nhiêu? (=32). (8×4 = 4×8 = 32).
Vậy đã thuộc đến bảng nhân 7, học bảng nhân 8, em chỉ cần học 2 dòng cuối. Tương tự, đã thuộc bảng nhân 8, học bảng nhân 9 em chỉ cần học thuộc 1 dòng cuối:
9×1 = 1×9 = 9
9×2 = 2×9 = 18
9×3 = 3×9 = 27 (có sẵn trong các bảng đã thuộc)
9×4 = 4×9 = 36
9×5 = 5×9 = 45
9×6 = 6×9 = 54
9×7 = 7×9 = 63
9×8 = 8×9 = 72
9×9 = 81 (cần học mới)
9×10 = 90 (cần học mới)
Các bảng nhân khác tương tự như vây.
Như vậy học sinh vừa dễ học, dễ nhớ lại chủ động học một cách sáng tạo. Kể từ bảng nhân 2 trở đi, cứ sau mỗi bảng, số dòng ta cần học thuộc mới sẽ giảm dần đi.
Vừa mới tìm cách hướng dẫn cho bé yêu cách học như sau – riêng bảng cửu chương số 9 ta thấy kết quả cuối cùng tổng bằng 9
Chúng ta sẽ hướng dẫn cho bé như sau: 9 x 1 = 0+9 =9
9 x 2 = 18 (1+8)
9 x 3 = 27 (2+7)



Tương tự như thế bé sẽ nắm bắt nhanh hơn và thực tế tôi đã dạy cháu bằng cách như thế thì học trong vòng 15 phút bé đã thuộc bảng cửu chương số 9

Tôi không bao giờ dạy cho bé thuộc lòng cửu chương từ 0 – 11 mà trước tiên tìm hiểu xem có một kiểu nào cho bé và thường là dạy cho bé lộn xộn cái nào tìm được cách thì Tôi sẽ dạy và thông thường bé sẽ thuộc nhanh và đọc theo quán tính:
ví dụ tôi hướng dẫn bé: 0 x cho bất kỳ con số nào cũng bằng = 0
rồi tôi đọc một lần cho bé nắm bắt sau đó bảo bé đọc lại
cửu chương số 1: 1 x cho bất kỳ số nào cũng bằng chính con số đã được nhân
Cửu chương số 2: tôi hướng dẫn bé đọc theo dãy số 0 , 2, 4, 6, 8, 10, 12, 14, 16, 18 ,20 sau đó ráp 2 x 0 = 0 ; 2 x 1 = 2,….

Cửu chương số 5: tôi hướng dẫn bé đọc giống như trò chơi trốn tìm 5, 10 , 15… như vậy trong 3 ngày bé đã thuộc lòng bảng cửu chương 0 , 1 ,2,5 ,9 ,10,11
Cửu chương số 10: tôi hướng dẫn bé đọc dãy số 10, 20 ,30,…
10 x bất kỳ số nào cũng sẽ thêm 0 ở hàng cuối đơn vị
10 x 1 = 10
10 x 2 = 20 ( hai mười)
10 x 3 = 30 ( ba mười)
….
Cửu chương số 11: tôi hướng dẫn bé đọc dãy số 11 ,22, 33….
rồi đọc một lần cho bé nghe hiểu quy luật bé sẽ thuộc rất nhanh mà không bị lệ thuộc vào trí nhớ
tôi có thể bốc một con số ra và bé đọc lại kết quả ngay.

Kinh nghiệm từ đó trở đi, các em chủ động học rất nhanh thuộc và nhớ lâu, lại hiểu bản chất vấn đề, nên nếu lỡ quên thì cũng dễ khắc phục, lại khơi dậy sự sáng tạo.
Chúc các bậc phụ huynh có thể giúp các con rèn luyện thành thạo các kĩ năng thực hiện 4 phép tính: cộng, trừ, nhân, chia.
Tổng hợp nguồn: violet.vn
Chia sẻ bài viết ^^
Other post

All comments [ 0 ]